Vì sao người già, người cao tuổi, người trung niên thường xuyên bị mất ngủ?

Mất ngủ, khó ngủ là chứng bệnh dễ gặp phải ở người già, người cao tuổi và người trung niên. Mất ngủ ở người già hay mất ngủ ở người trung niên đều xuất phát từ một số nguyên nhân gây hại cho sức khỏe. Nếu bệnh mất ngủ không chữa trị kịp thời có thể gây nên những bệnh lý nghiêm trọng khác.


Từ 45 tuổi trở lên, có rất nhiều người mắc chứng mất ngủ. Mất ngủ ở người già, người cao tuổi hay mất ngủ ở người trung niên đều có tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và năng suất làm việc. Người bệnh nên điều trị và có phương pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả để tránh những bệnh lý nghiêm trọng khác do mất ngủ lâu ngày gây nên.


Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già và người trung niên

Hệ thần kinh của người già không được tốt như khi còn trẻ
Hệ thần kinh của người già không được tốt như khi còn trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi, người trung niên. Thường thì sẽ có những nguyên nhân chính sau đây:

  • Do hệ thần kinh của người cao tuổi không còn được tốt, một số cơ quan bị lão hóa, gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ.

  • Nhiều người già, người trung niên mắc chứng trầm cảm. Bệnh trầm cảm là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người còn có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ.

  • Ở người già, người cao tuổi thường mắc các chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương…). Cơn đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp.

  • Người mắc các bệnh lý như: Thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen) cũng sẽ gặp chứng mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

  • Các biểu hiện khác cũng có khả năng gây mất ngủ như: Lo âu quá mức (lo lắng về tài chính, lo lắng cho người thân, ám ảnh về một chuyện nào đó trong quá khứ,…), trí nhớ và thần kinh não suy giảm.

  • Một số loại thuốc corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa…có tác dụng phụ gây mất ngủ.

Phương pháp cải thiện giấc ngủ ở người cao tuổi, người trung niên hiệu quả

Nhiều người khi gặp chứng mất ngủ thường tìm đến biện pháp sử dụng thuốc ngủ để lấy lại giấc ngủ nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ngủ không đúng cách, không có chỉ dẫn của bác sĩ, lạm dụng thuốc ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.


Cách điều trị mất ngủ ở người cao tuổi, mất ngủ ở người trung niên tốt và hiệu quả nhất là cải thiện lối sống, sinh hoạt mà không sử dụng đến thuốc. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Tích cực tập luyện thể dục thể thao giúp điều trị bệnh mất ngủ ở người già
Tích cực tập luyện thể dục thể thao giúp điều trị bệnh mất ngủ ở người già

  • Tập luyện thể dục thể thao: Đây không những là cách để nâng cao sức khỏe mà còn cải thiện giấc ngủ khá tốt. Đối với người già, người cao tuổi có thể tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng như: Đi xe đạp, đi bộ, thể dục dưỡng sinh,...

  • Thiền là phương pháp thư giãn, chữa mất ngủ người già rất tốt và hiệu quả. Tuy nhiên, tránh những tai nạn không đáng có, người bệnh thiền khi có người hướng dẫn cụ thể.

  • Ăn uống khoa học hơn: Ít người biết, thực phẩm ăn uống hằng ngày cũng có tác động đến giấc ngủ hằng ngày. Việc bạn ăn quá no hoặc quá đói cũng vậy, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi đi ngủ. Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ vào thực đơn hằng ngày như: hạt sen, trứng, cá, chất xơ,....

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích thần kinh như: rượu, bia, thuốc lá, cafe,....

  • Tạo không gian ngủ lý tưởng: Phòng ngủ là nơi thư giãn và nghỉ ngơi. Vì vậy, phòng ngủ phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu để có một giấc ngủ ngon như: nhiệt độ lý tưởng, đủ tối, sạch sẽ, thoáng mát và không bị tác động bởi tiếng ồn bên ngoài.

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi gặp tình trạng mất ngủ nghiêm trọng, kinh niên, kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp này, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có thuốc và liều dùng phù hợp.


Xem thêm:


Chứng mất ngủ ở người già, người cao tuổi hay mất ngủ ở người trung niên là phổ biến và thường gặp. Người bệnh và người thân không nên quá lo lắng, hãy thay đổi và thử các phương pháp chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc trên.

Trường hợp người bệnh mất ngủ, khó ngủ nghiêm trọng nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người già mất ngủ thì nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Trị bệnh mất ngủ ở người già bằng thảo dược tại nhà

Người già mất ngủ nên ăn gì để nhanh chóng ngủ ngon trở lại?